Kết quả tìm kiếm cho "Phát triển hệ sinh thái nông nghiệp"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 3098
Chiều 27/12, tại TP. Châu Đốc, Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo về vai trò của hội nông dân trong tuyên truyền, vận động nông dân tham gia thực hiện Đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh cho 200 nông dân TP. Châu Đốc, TX. Tân Châu và huyện An Phú.
Nguồn tài nguyên bản địa vừa là lợi thế tự nhiên vừa là di sản văn hóa và tiềm năng kinh tế độc đáo của mỗi vùng đất. Tại ĐBSCL, tài nguyên bản địa không chỉ là những sản phẩm nông nghiệp, như: Lúa gạo, trái cây, thủy sản, còn bao gồm hệ sinh thái đặc trưng, tri thức truyền thống và văn hóa bản địa phong phú. Phát triển tài nguyên bản địa và kinh tế địa phương qua liên kết vùng trong bối cảnh cạnh tranh mới là chủ đề khá nóng để gia tăng giá trị kinh tế vùng.
Năm 2024, với sự đoàn kết, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự năng động, linh hoạt của chính quyền các cấp nên công tác xây dựng Đảng và công tác dân vận, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH), quốc phòng - an ninh của huyện An Phú tiếp tục chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực.
Tri Tôn đang tập trung tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm theo dõi của người dân đối với giải "Nông Thôn Việt half marathon - Tri Tôn: Về vùng huyền tích". Theo đó, công tác chỉnh trang môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, sức khỏe cho các vận động viên (VĐV) được ban tổ chức quan tâm triển khai thực hiện. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cơ bản hoàn tất, sẵn sàng cho các hoạt động của giải chạy.
Đã thành thông lệ, những tháng cuối năm, tình hình hoạt động của các loại tội phạm biên giới thường sẽ diễn biến phức tạp, nhất là trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh triển khai cao điểm phòng, chống tội phạm trên tuyến biên giới, với nhiều biện pháp quyết liệt, cụ thể, chặt chẽ, phù hợp tình hình thực tế địa bàn biên giới của tỉnh.
Sáng 25/12, UBND tỉnh An Giang tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với hội viên, nông dân tỉnh An Giang năm 2024.
Trong năm 2024, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với một số thách thức lớn, như xung đột địa chính trị tiếp diễn, lạm phát và lãi suất vẫn ở mức cao, thiên tai và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Để đối phó với thách thức, nhiều quốc gia đã chủ động thực hiện điều chỉnh chính sách, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi và bảo vệ nền kinh tế trước sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên toàn cầu.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ban hành kịp thời chương trình công tác của ngành để chủ động triển khai thực hiện. Đồng thời, giao chỉ tiêu, nhiệm vụ TN&MT năm 2024 cho cấp huyện để định hướng, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được chú trọng gắn với phát triển kinh tế - xã hội (KTXH); được lồng ghép vào trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án.
Báo An Giang nhận được đơn của nhiều bạn đọc, phản ánh tình hình bất cập ở địa phương, hành vi chưa chuẩn mực của cán bộ. Sau khi Báo An Giang chuyển đơn, chính quyền địa phương đã phản hồi thông tin.
Năm 2024 đánh dấu những chuyển biến lớn của kinh tế toàn cầu sau thời kỳ gián đoạn do đại dịch COVID-19.
Với quy trình sản xuất khép kín được kiểm soát nghiêm ngặt, Liên Á ngày càng khẳng định vị thế là thương hiệu nệm tiên phong trong việc đảm bảo an toàn cho sức khỏe và thân thiện với hành tinh xanh.